17:33 ICT Thứ năm, 23/03/2023

Tin tức



VKSND Tối cao
Văn bản quy phạm pháp luật
Trang thông tin điện tử Tạp chí Kiểm Sát
Đại Học KSHN
Đời sống & Pháp Luật
Bảo vệ pháp luật

Hoạt động


Trang chủ » Tin tức » VKSND TP Cần Thơ

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 113 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ (08/3/1910 - 08/3/2023)VÀ 1983 NĂM CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG!

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng

Thứ sáu - 13/12/2019 15:58
Để việc thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được hiệu quả, ngày 01/7/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Nghị định 59).
  
        Nghị định gồm 11 chương, 89 điều và phần phục lục kèm theo Nghị định quy định về “Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi”. Đối tượng áp dụng của Nghị định là đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý; người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và cơ quan, tổ chức,  cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước và người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức này thực hiện các quy định tại chương VII của Nghị định.

          Trong đó, Điều 15 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về trách nhiệm giải trình, đây là quy định mới. Cụ thể trách nhiệm giải trình là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Để việc giải trình được áp dụng vào thực tế một cách cụ thể, Nghị định 59 đã hướng dẫn tại chương II từ Điều 3 đến Điều 14. Quy định về nội dung giải trình; Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình. Đối với quy định về việc tặng quà và nhận quà tặng được quy định từ Điều 24 đến Điều 28 với những nội dung cụ thể như: Quy định về việc tặng quà; Quy định về việc nhận quà; Báo cáo nộp lại quà tặng; Xử lý quà tặng; Xử lý vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng.

          Ngoài ra, Nghị định 59 cũng đã hướng dẫn và liệt kê cụ thể những vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi từ Điều 36 đến Điều 39. Nghị định ban hành kèm theo danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi như sau:

            1. Trong công tác quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị gồm: Phân bổ ngân sách, kế toán, mua sắm công.

          2. Trong công tác tổ chức cán bộ, thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức…

          3. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Quản lý các đối tượng nộp thuế; thu thuế, kiểm soát thuế, kiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, cấp giấy phép hoạt động ngân hàng…

          4. Trong lĩnh vực công thương như cấp các loại giấy tờ liên quan đến xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại; cấp phép liên quan đến việc đảm bảo tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiểm soát thị trường

         5.Trong lĩnh vực xây dựng: Cấp phép trong lĩnh vực xây dựng; Thẩm định dự án xây dựng; quản lý quy hoạch xây dựng; quản lý giám sát chất lượng, công tình xây dựng…

         6. Về lĩnh vực giao thông: Giám định kỹ thuật, quản lý các công trình giao thông; Đăng kiểm các loại phương tiện giao thông; Sát hạch, cấp phép cho người điều khiển phương tiện giao thông; Thẩm định, lập kế hoạch, kiểm soát, điều phối, đền bù, giải phóng mặt bằng.

         7. Trong lĩnh vực y tế: Cấp giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận hành nghề y, dược; Cấp phép, giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm; Cấp giấy phép nhập khẩu thuốc tân dược; cấp giấy phép nhập khẩu mỹ phẩm…

          8. Trong lĩnh vực tư pháp: Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự ở các cấp; Thẩm tra viên thi hành án dân sự; Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, đăng ký giao dịch bảo đảm; Cải cách tư pháp, chứng nhận tư pháp.

        9. Công an: Cấp hộ chiếu, quản lý xuất nhập cảnh, nhập cư, cứ trú của người nước ngoài ở Việt Nam; Kiểm soát của khẩu; Đăng ký và cấp biểm số các loại phương tiện giao thông, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông; Đăng ký, quản lý hộ khẩu; Đăng ký, quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện; Điều tra viên, trinh sát trong lĩnh vực kinh tế, chống tham nhũng, buôn lậu, hình sự, ma túy, môi trường; Giám thị, quản giáo tại các trại giam, trại tạm giam…

        10. Thanh tra và phòng, chống tham nhũng: Làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

        Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
        …

       Ngoài ra ,danh mục còn nếu rất chi tiết một số quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác khác. Nghị định số 59 /2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2019./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Ngọc Lượm giới thiệu

Nguồn tin: VKS ND TP Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 47

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 44


Hôm nayHôm nay : 13137

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 170887

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22207169


thi đua khen thưởng
Trao đỗi nghiệp vụ
Kết quả giải quyết Khiếu Nại - Tố Cáo
Chuyên đề biển đảo