17:14 ICT Thứ năm, 23/03/2023

Tin tức



VKSND Tối cao
Văn bản quy phạm pháp luật
Trang thông tin điện tử Tạp chí Kiểm Sát
Đại Học KSHN
Đời sống & Pháp Luật
Bảo vệ pháp luật

Hoạt động


Trang chủ » Tin tức » VKSND TP Cần Thơ

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 113 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ (08/3/1910 - 08/3/2023)VÀ 1983 NĂM CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG!

Nhớ ơn các vị anh hùng nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ ba - 20/04/2021 21:22

Ca dao có câu “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba”. Câu ca dao mộc mạc không biết có tự bao giờ nhưng đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt Nam, thể hiện rõ sự tưởng nhớ và lòng biết ơn công lao lập nước của các vị vua Hùng của dân tộc Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam gắn liền với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, biểu trưng cho dân tộc ta là con Rồng, cháu Tiên. Thời kỳ truyền thuyết kéo dài trong lịch sử là bộ phận của đời sống tinh thần, tâm linh tạo nên cốt lõi cho sự hình thành bản sắc dân tộc về văn hóa đồng thời cũng chứa đựng những hạt nhân của thực tiễn lịch sử. Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm. Theo Nguyễn Khắc Thuần trong “Thế thứ các triều vua Việt Nam” có 18 vị vua Hùng. Các vị vua Hùng đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước và được xem là thời kỳ hưng thịnh của dân tộc Việt Nam.

Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền, Nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa.

Ngày giỗ Hùng Vương đã được các triều đại phong kiến công nhận là một trong những ngày Quốc lễ của Việt Nam. Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ.. Như vậy có thể nói từ xa xưa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt nhưng mọi người chúng ta có lẽ ai cũng tự hỏi vì sao 10/3 âm lịch trở thành ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Qua tham khảo các tài liệu cho thấy trước đây, người dân không đi lễ vào ngày 10/3 âm lịch mà tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của mình, rồi đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân - thu chứ không định rõ ngày nào.

Người dân tại xã Hy Cương, phủ Lâm Thao thì lấy ngày 11/3 kết hợp với thờ Thổ kỳ, làm lễ riêng. Do đó, thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân.

Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm để nhân dân cả nước kính tế Quốc tổ Hùng Vương, trước một ngày so với ngày hội tế của dân xã bản hạt.

Sau đó, Bộ Lễ đã ban hành công văn phúc đáp và chính thức định lệ ngày Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là 10/3 âm lịch và quy định nghi thức, nghi lễ, lễ vật tế Tổ hằng năm. Việc này được ghi trên tấm bia “Hùng miếu điển lệ bi” do Hội đồng kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập và dựng tại đền Thượng - Khu di tích đền Hùng vào mùa xuân năm 1923.

Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau Cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.

Từ năm 2001, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trở thành Quốc lễ nước Việt Nam sau thời kỳ đổi dù nét văn hóa và tín ngưỡng này không sâu đậm và phổ biến tại Nam Việt Nam. Từ năm 2007, ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Đến năm 2009 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được ghi nhận vào điểm e, Điều 112 của Bộ luật lao động 2019 là một trong những ngày nghỉ, lễ tết trong năm. Để Nhân dân và cán bộ, đảng viên có một ngày nghỉ ngơi và tưởng nhớ công ơn của các vị Vua Hùng đã dựng nước.

Việc 02 lần đến thăm đền Hùng của Bác chứng tỏ Bác rất nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng Vương. Qua đó để nhắn nhủ với các thế hệ sau này cần ghi nhớ công ơn các Vua Hùng và quyết tâm bảo vệ thành quả dựng nước mà ông cha ta để lại.

Cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân thế hệ chúng ta phải học hỏi và ghi nhớ những lời căn dặn và những câu nói bất hữu của Bác Hồ khi bác đến thăm đền Hùng và đặt lên mình một trách nhiệm nặng nề và rất vẻ vang đó.

Ngoài ra trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng rộng rãi, các thế lực thù địch và phần tử phản động lúc nào cũng lợi dụng vào đó để dùng những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và các chương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước ta. Vì thế cán bộ, đảng viên, quần chúng Nhân dân cần phải ghi nhớ công ơn của các vua Hùng đã gian nan dựng nước. Được sống trong hòa bình chúng ta không nên lơ là nhạt phai lý tưởng, tha hóa biến chất, phải luôn tu dưỡng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta cần tăng cừng học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để năng cao bản lĩnh chính trị và sức chiến đấu, sẳn sàng đấu tranh phản biện với các thế lực thù địch và phần tử phản động để góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc.

Đối với người cán bộ, đảng viên trong ngành Kiểm sát cần phải ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng và những câu nói bất hủ của Bác Hồ khi đến thăm Đền Hùng để phấn đấu nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và bản lĩnh chính trị đấu tranh phòng chống với mọi loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn và hoàn thành suất sắc nhiệm vụ kiểm sát của ngành, nhiệm vụ chính trị tại địa phương giao phó. Từ những việc làm tốt và đúng đắn của đội ngũ cán bộ, đảng viên ngành Kiểm sát là góp phần xây dựng ngành ngày càng có vị thế trong bộ máy Nhà nước và đó cũng là góp phần và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh.

Chào mừng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nhìn lại kết quả kiểm sát và thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị đã đạt hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch từ đầu năm mà đơn vị đề ra đó là một món quà nhỏ để dân lên các vị Vua Hùng và cũng là tiền đề giúp cho đơn vị phấn đấu hoàn thành suất sắc nhiệm vụ trong năm 2021./.

Tác giả bài viết: Sưu tầm, tổng hợp: Hà Kim Sơn

Nguồn tin: VKSND huyện Vĩnh Thạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 42

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 39


Hôm nayHôm nay : 12948

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 170698

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22206980


thi đua khen thưởng
Trao đỗi nghiệp vụ
Kết quả giải quyết Khiếu Nại - Tố Cáo
Chuyên đề biển đảo