19:02 ICT Thứ năm, 23/03/2023

Tin tức



VKSND Tối cao
Văn bản quy phạm pháp luật
Trang thông tin điện tử Tạp chí Kiểm Sát
Đại Học KSHN
Đời sống & Pháp Luật
Bảo vệ pháp luật

Hoạt động


Trang chủ » Tin tức » VKSND TP Cần Thơ

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 113 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ (08/3/1910 - 08/3/2023)VÀ 1983 NĂM CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG!

Kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021) và 32 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2021)

Thứ tư - 22/12/2021 09:42
Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 32 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc và những chiến công oanh liệt của quân và dân ta; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, là lực lượng chính trị tin cậy, đội quân chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới của cách mạng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tranh cổ động ngày 22/12 - nguồn: Internet

Tranh cổ động ngày 22/12 - nguồn: Internet


* Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngay sau khi thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng trận Phai Khắt (25/12/1944) và Nà Ngần (26/12/1944). Tháng 4/1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cả nước, thành lập Việt Nam Giải phóng quân (15/5/1945), đồng chí Võ Nguyên Giáp được phân công làm Tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tháng 8/1945, lực lượng vũ trang làm nòng cốt, hỗ trợ cho phong trào nổi dậy của quần chúng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân, đến năm 1946, đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong lịch sử hình thành và phát triển, từ khi được thành lập, Quân đội nhân dân Việt Nam đã liên tiếp lập nên những chiến công hiển hách. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đây là thắng lợi đầu tiên của Quân đội một dân tộc thuộc địa đánh bại một Quân đội thực dân hùng mạnh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam, ngày 15/02/1961, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, cùng toàn dân và toàn quân ta “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa Xuân năm 1975. 

Sau khi hòa bình lặp lại, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tích cực tham gia xây dựng đất nước và khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh; đồng thời cùng toàn dân đánh thắng hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và làm tròn nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Campuchia…

Quân đội nhân dân Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào những thành tựu chung của đất nước trong hơn 30 năm đổi mới. Đó là, chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách; ra Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới;  tham mưu với Đảng và Nhà nước đề ra đối sách phù hợp, xử lý linh hoạt, đúng đắn các tình huống phức tạp, các vấn đề nhạy cảm về quốc phòng - an ninh, trong quan hệ đối nội và đối ngoại, không để đất nước bị động, bất ngờ về chiến lược, đồng thời không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quan hệ tốt với các nước láng giềng; bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Trong thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quân đội đã thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, duy trì và thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu ở tất cả các cấp; tỉnh táo, chủ động và kiên quyết đấu tranh phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và thành quả cách mạng của nhân dân. Trong thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, quân đội đã đạt được những thành tựu mới trên tất cả các lĩnh vực. Trong công tác dân vận, quân đội đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế-xã hội; tích cực giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, quân đội đã triển khai đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Trải qua 77 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giáo dục, rèn luyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Quân đội ta đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng. Đối mặt với biết bao thử thách, khắc nghiệt, nhất là những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân cách mạng, từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Quân đội Nhân dân Việt Nam không chỉ là một đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất mà còn là đội quân văn hóa, là hình mẫu của quân đội cách mạng. Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, dù phải chịu đựng nhiều gian khó, hy sinh; dù phải đương đầu với những âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của kẻ thù, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn nhất mực trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chủ động, sáng tạo, mưu trí dũng cảm, quyết chiến, quyết thắng, gắn bó máu thịt với Nhân dân, thương yêu đồng chí, đồng đội, kỷ luật nghiêm minh; các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đã nối tiếp lập nên những chiến công hiển hách, làm rạng rỡ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, xây đắp nên truyền thống vẻ vang, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"... Đó là niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội, các lực lượng vũ trang nói riêng và của dân tộc ta nói chung, cần phải được gìn giữ và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở thời kỳ mới.

* Ngày hội Quốc phòng toàn dân - ngày hội của toàn dân tộc, của truyền thống dựng nước, giữ nước, ngày hội quy tụ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của toàn dân tộc

Nhận thức sâu sắc vai trò của quần chúng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) ra Chỉ thị số 381-CT/TW quyết định lấy ngày 22/12 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là “Ngày hội Quốc phòng toàn dân”.

Đây là dịp để tuyên truyền sâu, rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; từ đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận lòng dân ngày càng vững chắc, nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, cổ vũ, động viên toàn dân chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hùng mạnh, đủ sức bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.

Nhờ kết hợp tốt các hoạt động tuyên truyền, cổ vũ, động viên nhân dân trong Ngày hội Quốc phòng toàn dân với thực hiện có hiệu quả các hoạt động quân sự, quốc phòng thường xuyên mà nhận thức, ý thức trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc được nâng lên. Ngày 22/12 hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội của non sông, đất nước - nơi hội tụ, lan tỏa và phát huy sức mạnh bảo vệ Tổ quốc./.

Tác giả bài viết: Sưu tầm, tổng hợp: Lê Anh Đào

Nguồn tin: Phòng 7, VKSND TP. Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 60

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 59


Hôm nayHôm nay : 14462

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 172212

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22208494


thi đua khen thưởng
Trao đỗi nghiệp vụ
Kết quả giải quyết Khiếu Nại - Tố Cáo
Chuyên đề biển đảo