Ngày 22,26/11/2019, Viện kiểm sát nhân dân quận Ninh Kiều phối hợp với Tòa án cùng cấp tổ chức trực tuyến phiên tòa rút kinh nghiệm kiểm sát xét xử án dân sự tại trụ sở Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Các vụ án tranh chấp đất đai, nhà ở chưa bao giờ có xu hướng giảm trong những năm gần đây, đặc biệt là tranh chấp giữa người thân trong gia đình.Một khi đã ra Tòa án thì thâm tình, huyết thống trở nên quá mong manh, nhường chỗ cho sự tranh giành, toan tính,…
Nguyên đơn bà M.H khởi kiện bị đơn ông N và ông K, yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng tặng cho nhà đất vì nguyên đơn cho rằng nguồn gốc nhà và đất là của bà C và ông N cùng đứng tên là tài sản chung cha, mẹ. Bà C chết chưa phân chia thừa kế, bà M.H và bà M.C là con nhưng không biết gì việc các con còn lại từ chối di sản thừa kế để ông N đứng tên riêng rồi sau đó tặng cho toàn bộ lại cho ông K.
Bị đơn ông N đồng ý hủy hợp đồng tặng cho và hủy giấy còn ông K không đồng ý và cho rằng ông hưởng tài sản theo tờ giấy tay được cha, mẹ là ông N và C lập lúc bà C còn sống, trong đó có các anh, chị em cùng ký tên đồng ý (không có bà M.H và bà M.C ký tên). Sau khi bà C chết thì các anh, chị em đã làm thủ tục tặng cho di sản thừa kế của bà C lại ông N, ông N đứng tên rồi tặng cho hợp pháp lại ông nên không đồng ý.
Quan điểm của Viện kiểm sát: đối tượng tranh chấp là nhà, đất chung của cha mẹ. Mặc dù lúc còn sống, bà C cùng ông ông N có làm giấy tay tặng cho toàn bộ nhà đất lại ông K nhưng đây chỉ là tờ giấy tay chưa đảm bảo hình thức. Tuy nhiên, nếu thời điểm này, ông K hợp thức lại hình thức và đăng ký nhà đất là phù hợp nhưng ông K không đăng ký. Sau đó, bà C chết thì phát sinh quyền thừa kế của những đồng thừa kế, một số người con làm văn bản tặng cho phần di sản thừa kế của mình lại ông N và ông N làm hợp đồng tặng cho lại ông K, ông K đăng ký giấy tờ nhà đất. Hợp đồng tặng cho mặc dù đúng về trình tự thủ tục nhưng việc ông N đứng tên riêng trên tài sản mà chưa có sự đồng ý của bà M.H và bà M.C (cùng là con trong gia đình) là chưa đúng quy định pháp luật. Hơn nữa tại phiên tòa, ông N cũng đề nghị Tòa án hủy hợp đồng tặng cho nêu trên và đồng ý giải quyết hậu quả đối với phát sinh mà ông K thực hiện. Vì vậy các kéo theo các thủ tục sau đều không hợp pháp. Do đó có căn chấp nhận yêu cầu nguyên đơn.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử thống nhất quan điểm của Viện kiểm sát.