22:04 ICT Thứ ba, 28/03/2023

Tin tức



VKSND Tối cao
Văn bản quy phạm pháp luật
Trang thông tin điện tử Tạp chí Kiểm Sát
Đại Học KSHN
Đời sống & Pháp Luật
Bảo vệ pháp luật

Hoạt động


Trang chủ » Tin tức » Pháp Luật - Xã hội

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 113 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ (08/3/1910 - 08/3/2023)VÀ 1983 NĂM CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG!

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh về xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân

Thứ tư - 22/01/2014 08:38
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh về xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh về xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân

Sáng 20-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên bất thường, thông qua dự án Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Hiện cho biết, Pháp lệnh đã quy định rất rõ về sự tham gia của Viện Kiểm sát trong tiến trình này để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của Tòa án trong quá trình xem xét, quyết định biện pháp xử lý hành chính; đồng thời đảm bảo sự chặt chẽ, phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính.
 
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, Pháp lệnh có quy định: “Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền tự mình hoặc nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tòa án yêu cầu Đoàn Luật sư phân công Văn phòng Luật sư của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ”...
 
Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính – theo Pháp lệnh này – đã được rút ngắn so với trước, cụ thể, trong thời hạn 15 ngày kể từ khi Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị của cơ quan có thẩm quyền, Tòa phải ra quyết định; với các vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày.

Về thủ tục giải quyết khiếu nại, tiếp thu ý kiến góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đó, Pháp lệnh đã được chỉnh lý theo hướng: khi có khiếu nại, kiến nghị đối với Tòa án Nhân dân cấp huyện thì việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị được giao cho một thẩm phán Tòa án Nhân dân cấp tỉnh thực hiện (thay vì giao cho một Hội đồng gồm 3 thẩm phán do Chánh án Tòa cấp tỉnh phân công).

 

Tác giả bài viết: ANH PHƯƠNG

Nguồn tin: SGGP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 49

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 39


Hôm nayHôm nay : 14090

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 202677

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22238959


thi đua khen thưởng
Trao đỗi nghiệp vụ
Kết quả giải quyết Khiếu Nại - Tố Cáo
Chuyên đề biển đảo